Những năm gần đây, cây thanh mai là giống cây cảnh mới được đông đảo người thuộc giới bonsai săn tìm. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng hiểu rõ được cách trồng, chăm sóc cũng như những lợi ích to lớn mà loài cây này mang lại. Chính vì thế, hãy cùng hoacaycanh.net tìm hiểu rõ hơn về cây thanh mai qua bài viết sau đây nhé!
Cây thanh mai là cây gì?
Cây thanh mai hay còn được biết đến với những tên gọi khác là cây dâu rừng hoặc dâu rượu. Nó có tên khoa học là Myricaceae. Về xuất xứ, cây thanh mai được trồng nhiều ở khu vực phía Tây của các tỉnh Quý Châu tại Trung Quốc. Vậy thì ở Việt Nam, cây thanh mai trồng ở đâu? Ở nước ta, loài cây này khá phổ biến tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung.
Vài năm gần đây, giống cây thanh mai được biết đến nhiều hơn và trở thành đối tượng săn tìm của nhiều nhà vườn bởi những lợi ích mà nó đem lại. Đây cũng là giống cây trồng lâu năm cho ra quả mỗi năm một vụ nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Đặc điểm của cây thanh mai
Cây thanh mai thuộc loại cây thân gỗ với kích thước từ trung bình đến lớn. Chiều cao của cây có thể lên đến khoảng 9 đến 12m. Cây có tán lá rất rộng và những cành cây đều được bao phủ bởi lớp lông tơ màu xám.
Loài cây này có lá khá giống với lá của cây vải thiều. Nó có hình bầu dục nhỏ, tươi xanh quanh năm và thường mọc đối xứng với nhau bao bọc quanh cành cây. Hoa cây thanh mai có màu trắng, mọc thành chùm và bắt đầu nở từ tháng 2 đến tháng 4. Trong đó, mùa cao điểm để quan sát hoa là vào tuần đầu tiên của tháng 3. Ngoài ra, giống cây thanh mai vàng còn thường cho hoa đúng vào dịp Tết.
Quả thanh mai mọc thành từng chùm, có màu xanh và chuyển dần sang vàng khi già, đến khi chín, quả sẽ mang màu đỏ mận cực bắt mắt. Bên ngoài quả có một lớp lông nhưng thịt quả bên trong lại có vị chua ngọt thanh mát rất ngon miệng.
Công dụng của cây thanh mai
Cây thanh mai được trồng để làm cảnh, làm cây bóng mát. Loài cây này không chỉ mang đến cho không gian sống nhà bạn thêm phần tươi tắn mà nó còn giúp lọc không khí và cải thiện môi trường sống rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng cây thanh mai là biểu tượng của sự thịnh vượng, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, mục đích chính của nhiều nhà vườn khi trồng cây thanh mai chính là để thu hoạch quả với lợi ích kinh tế cao. Bởi lẽ, quả thanh mai có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như:
- Thanh nhiệt, bổ phổi, góp phần làm dịu dạ dày và sắc thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cùng các bệnh về đường hô hấp.
- Quả thanh mai dùng làm mứt, ô mai giúp kích thích ăn ngon và bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
- Quả thanh mai khi ngâm rượu cho ra một thức uống thơm ngon, giải nhiệt và rất có lợi cho đường tiêu hóa.
- Hạt quả có thể chữa bệnh ra mồ hôi ở chân, phần vỏ rễ còn có khả năng hỗ trợ điều trị ngộ độc cùng một số bệnh về da khác…
Cách trồng và chăm sóc cây thanh mai
Khi mọc tự nhiên, cây thanh mai rừng sinh trưởng rất tốt. Tuy nhiên, khi chúng được trồng trong chậu hoặc thuần hóa cây, bạn cần lưu ý một vài thông tin sau để trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn.
Cách trồng
Có rất nhiều cách trồng cây thanh mai, chẳng hạn như trồng bằng hạt, giâm cành, chiết cành, ghép cành hoặc cây thanh mai trồng chậu đều được. Thời gian bắt đầu mùa vụ trồng loại cây này là từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.
Khi trồng gieo hạt, hạt giống cần được gieo sâu xuống đất và phủ thêm một lớp đất vụn dày khoảng 1cm lên trên. Còn khi trồng bằng phương pháp giâm cành, chiết cành, người làm vườn cần đào hố hình vuông sâu và rộng khoảng 40cm. Sau đó, bạn nên lót thêm một lớp phân để cây dễ phát triển. Đừng quên thực hiện đúng và đủ các bước trong quá trình giâm – chiết cành để đảm bảo cây có thể sống nhé.
Tuy nhiên, dù trồng bằng cách nào thì bạn đều cần đáp ứng được chất lượng giống cây trồng phù hợp. Cần chọn những cây giống tốt, không sâu bệnh. Cây giống phải có thân lá khỏe mạnh thì mới có thể phát triển mạnh mẽ và cho ra quả chất lượng. Ngoài ra, cây thanh mai chỉ cho ra quả mỗi năm một vụ. Do đó khi chọn giống cần lựa cả cây cái và cây đực để đảm bảo có thể thụ phấn và đậu quả.
Cách chăm sóc
Để cây thanh mai cho ra năng suất cao, cần áp dụng tốt một số bước chăm sóc như sau:
- Cắt tỉa cây: Việc cắt tỉa cây nên được thực hiện định kỳ để sớm phát hiện ra những cành bị sâu bệnh hoặc yếu ớt. Giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi các cành khỏe mạnh hiệu quả hơn.
- Tưới tiêu: Thanh mai là một loại cây ưa nước nhưng lại có khả năng chịu úng kém. Vì thế người trồng cây cần lưu ý tưới tiêu vừa đủ nước, tránh trường hợp tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước và thối rễ.
- Bón phân: Vốn dĩ cây có sức sống khá tốt và dễ thích nghi với môi trường nên việc bón phân cho cây cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Cây thanh mai chỉ cần bón lót trước khi trồng. Đến khi cây trưởng thành thì mỗi năm bạn cần bón phân 2 lần khi cây chuẩn bị ra nụ và khi chuẩn bị ra hoa.
Lưu ý rằng, người trồng cây có thể bón thêm phân. Tuy nhiên, quan niệm bón càng nhiều phân càng tốt là một ý kiến hoàn toàn sai lầm. Không nên lạm dụng phân bón quá nhiều vì sẽ làm nóng rễ cây khiến cho cây chết rễ nhé.
Giá bán giống cây thanh mai hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều nhà vườn cung cấp giống cây thanh mai trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn được nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng cây trồng cũng như giá bán phù hợp.
Giá bán giống cây thanh mai có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nhà vườn và địa điểm mua hàng. Mức giá chung sẽ giao động trong khoảng từ 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ cho mỗi cây. Ngoài ra, mức giá này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của cây giống mà bạn chọn mua nữa nhé.
Qua bài viết trên đây, hoacaycanh.net đã đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng cũng như một vài lưu ý khi trồng cây thanh mai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé. Chúc bạn có thể trồng, chăm sóc cây hiệu quả và có được vụ mùa bội thu!
Xem thêm: Cây hoa thanh xà: Ý nghĩa, đặc điểm, giá bán, cách trồng và chăm sóc