Chẳn, cây lê là giống cây ở trái khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Loại cây này khá dễ sinh trưởng và phát triển. Ở điều kiện tự nhiên thuận lợi, không tác động quá nhiều biện pháp trồng trọt, tuổi thọ của cây có thể lên đến vài trăm năm mà vẫn cho chất lượng quả tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về đặc điểm, kinh nghiệm trồng và chăm sóc loại cây ăn trái trên có thể tham khảo bài viết dưới đây của Hoa cây cảnh. 

Đặc điểm và kinh nghiệm chăm sóc cây lê
Đặc điểm và kinh nghiệm chăm sóc cây lê

Sơ lược về cây lê

Cây lê là một trong những loại cây ăn quả lâu năm, khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Giống cây này ưa khí hậu ôn đới, được trồng nhiều ở vùng biên giới phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang,…Đặc biệt, lê thường được trồng nhiều nhất ở tỉnh Cao Bằng. 

Theo thống kê số lượng nông sản mới nhất hiện nay, tỉnh Cao Bằng có hiện có khoảng 200ha, mỗi năm thu hoạch 3000 – 5500 tấn quả lê. Các loại quả lê Việt Nam có mùi vị hơi chua nhẹ, thịt quả cứng, giòn.  Đặc biệt, loại quả này tương đối dễ vận chuyển và xuất khẩu, phần thịt cứng hạn chế tình trạng dập, nát trong quá trình di chuyển xa. 

Loại cây ăn trái này được ưa chuộng và sử dụng phổ biến bởi vì giống cây có tuổi thọ cao, khai thác quả lâu dài. Bên cạnh đó, quả lê còn có giá trị dinh dưỡng khá cao, có lợi cho sức khỏe. Việc sử dụng một quả lê/ ngày giúp bạn giảm cân, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, nâng cao sức khỏe da, tóc. 

Lê là một trong những cây ăn quả lâu năm, được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc
Lê là một trong những cây ăn quả lâu năm, được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc

Các giống lê phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều giống lê khác nhau, mỗi giống đều có đặc điểm, giá trị kinh tế khác nhau. Dưới đây là 4 giống lê được ưa chuộng nhất ở nước ta:

Cây lê vàng

Cây lê giống được trồng nhiều nhất ở Việt Nam với mục đích thu hoạch trái là cây lê vàng. Đây là giống cây thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm, sau khi trồng 5-6 năm, giống lê này đã bắt đầu sai trái, chất lượng quả rất tốt. Tuy tuổi thọ kinh tế của giống lê này không cao nhưng vẫn có thể sinh trưởng đến 50-60 năm. 

Giống lê vàng thường có quả hơi tròn, không dài như lê nam phi. Phần vỏ bên ngoài có màu vàng tươi, tô điểm thêm một ít chấm nâu. Đây chính là đặc điểm phân biệt lê vàng với những loại lê khác. Thông thường, cây lê vàng sẽ ra hoa vào tháng 2-3, hoa có màu trắng, nở rộ vào mùa xuân, quả sẽ xuất hiện sau khi hoa tàn. Vì thế, mùa thu hoạch lê vàng hằng năm sẽ rơi vào tháng 9.

Lê vàng được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc nước ta
Lê vàng được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc nước ta

Lê rừng

Cây lê rừng còn được biết đến với cái tên mắc cọp, được mệnh danh là loại quả đặc sản của người dân Tây Bắc. Đa phần, giống lê rừng thường được trồng xung quanh nhà của các người dân ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai,…

Quả giống lê này tương đối nhỏ, nhỏ hơn lê vàng, tương đối giống hình tròn. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu, đan xen 1 ít chấm vàng. Mùi vị của lê rừng có vị ngọt hơn lê vàng, nhưng không quá gắt, quả khá nhiều nước, có mùi thơm tươi mát nhẹ nhàng. 

Lê rừng có vỏ màu nâu sẫm, trái nhỏ
Lê rừng có vỏ màu nâu sẫm, trái nhỏ

Cây lê nam phi

Cây lê Nam Phi còn được gọi thân thuộc là lê đỏ hoặc lê má hồng, giống lê này mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Loại lê này có nguồn gốc từ Châu Âu, xuất hiện vào miền Bắc Saxony trong những năm 1600. Trong 5 năm trở lại đây, giống lê này đã du nhập vào Việt Nam và rất được ưa chuộng bởi vì giá trị dinh dưỡng cao. 

Hiện nay, giống lê này vẫn được trồng ở một số khu vực ở Việt Nam nhưng diện tích và sản lượng vẫn ở mức khiêm tốn. Đa phần, sẽ được nhập trực tiếp từ nước ngoài, đây chính là lý do lê nam phi có giá đắt đỏ. Phần quả lê nam phi có hình dáng tương tự quả bơ, nhưng kích thước nhỏ hơn. Vỏ bên ngoài có màu đỏ, pha chút xanh, mỏng và mịn. Thịt quả có phần tương tự lê vàng nhưng độ ngọt nhỉnh hơn, mùi thơm dễ chịu hơn. 

Lê nam phi có quả dài, vỏ ngoài màu đỏ hơi xanh
Lê nam phi có quả dài, vỏ ngoài màu đỏ hơi xanh

Giống lê đen

Giống lê đen được xem là loại lê tương đối quý hiếm. Cây lê đen thường được trồng ở những vùng Tây Bắc, chỉ một số khu vực nhất định. Để phân biệt giống lê này với các loại khác, bạn có thể dựa vào phần màu vỏ. 

Tương tự như cái tên, lê đen có vỏ màu đen, vỏ sẫm màu hơn loại lê nâu Tây Bắc. Phần thịt có độ giòn vừa phải, ngọt thanh, có hậu chua nhẹ nhàng, không quá khó chịu. Kích thước quả có phần giống lê Tây Bắc, trái nhỏ vừa phải, bằng lòng bàn tay người trưởng thành. 

Công dụng của lê đối với cuộc sống con người 

Cây lê mang đến rất nhiều công dụng đối với cuộc sống con người, bên cạnh giá trị kinh tế, quả lê còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Dưới đây là những công dụng của quả lê đối với cuộc sống:

Quả lê dùng để ăn, có giá trị dinh dưỡng cao

Quả lê được mệnh danh là một trong những loại quả giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g quả lê có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: 0,2g Protein, 1,6g chất xơ, 0,5mg sắt, các loại vitamin C và E,…Đây chính là lý do, quả lê có mặt trong thực đơn hàng ngày của người dân Việt. 

Làm thuốc chữa trị ho khan

Theo dân gian, lê có tác dụng trị ho khan hiệu quả, bạn chỉ cần giã nhỏ thịt lê, đem đi chưng với đường phèn. Sau đó ăn trực tiếp, kiên trì sử dụng 2-3 ngày triệu chứng ho khan sẽ được đẩy lùi. Bên cạnh đó, ăn 1-2 quả lê trước khi đi ngủ còn có tác dụng chữa trị hôi miệng hiệu quả. 

Quả lê hỗ trợ chống ung thư

Trong quả lê có chứa hai dưỡng chất anthocyanin và axit cinnamic, có công dụng phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả, bao gồm: Ung thư phổi, dạ dày và bàng quang,…Bên cạnh đó, sử dụng tối thiểu 1 quả lê/ ngày có tác dụng chống ung thư vú, ung thư tử cung hiệu quả. 

Quả lê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong quả lê có chứa anthocyanin, dưỡng chất này rất dồi dào trong loại lê nam phi. Dưỡng chất anthocyanin có tác dụng phòng ngừa mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, lê còn giúp cơ thể có nhiều thời gian để phân hủy các loại carbs. Điều này giúp làm giảm lượng đường có trong máu, phòng ngừa tiểu đường cách hiệu quả. 

Ý nghĩa của cây lê cổ thụ trong phong thủy

Cây lê cổ thụ thường là những cây có tuổi thọ hơn 50 năm, hoặc hơn cả trăm năm. Đa phần, những cây lê này thường mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Dưới đây là những ý nghĩa phong thủy phổ biến của lê cổ thụ: 

  • Thể hiện sự bền vững, sức mạnh: Cây lê cổ thụ tồn tại qua nhiều năm tháng, là biểu tượng cho sức mạnh và khả năng chịu đựng trong tự nhiên. Đây chính là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, cố gắng vươn lên giữa thiên nhiên khắc nghiệt. 
  • Thể hiện sự đoàn kết: Đa phần, lê thường sinh trưởng thành bụi, các cây mọc san sát nhau. Điều này thể hiện sự đoàn kết, gắn kết giữa một tập thể. Ý nghĩa này được thể hiện rõ ràng ở các thôn làng của vùng Tây Bắc. 
  • Hoa lê có màu trắng thể hiện sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ: Hoa lê thường có màu trắng tinh khôi, thể hiện cho sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ. Đây chính là lý do loài hoa này thường được người dân Tây Bắc dùng để tặng cho người mẹ hoặc người vợ. 
Lê chưng đường phèn có tác dụng điều trị ho khan hiệu quả
Cây lê thể hiện sức mạnh kiên cường trước sự khó khăn của thiên nhiên

Một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc lê

Cây lê ưa khí hậu ôn đới, dễ trồng và chăm sóc, không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật như các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên, trong suốt quá trình trồng và chăm sóc, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Yêu cầu về nắng, ánh sáng

Tương tự các loại cây khác, ánh sáng được xem là chìa khóa nhằm tối đa hóa sản lượng của quả lê. Vì thế, nên trồng cây lê ở những nơi có nhiều ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng buổi sớm. Ánh nắng buổi sáng có tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp, hỗ trợ làm tan sương trên lá, có tác dụng giảm bớt tỷ lệ nhiễm bệnh cho cây. 

Nhiệt độ 

Lê cần mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp để phân hóa mầm, dần kết trái sau khi đã trút hết toàn bộ lá. Nhiệt độ mùa đông thuận lợi cho cây phát triển vào mùa đông là 10-12 độ C. Bên cạnh đó, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt và khoảng 25 độ C mùa hè. 

Độ ẩm

Đối với những cây lê mới bắt đầu trồng và ươm hạt nên tưới nước nhiều lần/ ngày. Đối với những cây đã trồng được trên 5 năm, yêu cầu lượng mưa bình quân là 1500 – 1700mm/ năm. Tuy nhiên, ở vùng Sa Pa, lượng mưa hàng năm lên đến 2000mm/ năm, lê vẫn sai trái, chất lượng quả rất tốt. 

Đất trồng

Lê dễ thích nghi với nhiều loại đất trồng, đây chính là lý do, tiêu chí đất trồng không quá quan trọng. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển và sai quả, người trồng nên lựa chọn đất có độ pH từ 6,2 – 6,8. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý chọn những loại đất có độ sâu tầng đất canh tác và khả năng thoát nước tốt. 

Một số câu hỏi thường gặp

Có thể trồng cây lê từ hạt không?

Cây lê vẫn có thể được trồng từ hạt nhưng vấn đề chăm sóc sẽ vất vả và chú trọng nhiều tiêu chí hơn. Bên cạnh đó, trước khi chuẩn bị trồng, bạn cần làm ẩm và sấy khô đúng kỹ thuật thì cây mới có thể lên mầm. Vì thế, hiện nay, đa phần, người dân phía Bắc vẫn trồng bằng cây lê giống thay vì hạt. 

Ý nghĩa cây lê trắng ở vùng Tây Bắc

Đa phần, lê được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, khi mùa đông tới, hoa lê sẽ nở trắng xóa cả một vùng, tạo nên vẻ đẹp thanh bình, êm ái giữa những ngày đông giá rét. Khung cảnh này cũng là nét đẹp đặc trưng của vùng núi Tây Bắc vào những ngày đông. 

Cây lê thể hiện sức mạnh kiên cường trước sự khó khăn của thiên nhiên
Hoa lê trắng là biểu tượng cho mối tình đầu tinh khiết, trong sáng

Hoa lê trắng mang vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, là biểu tượng cho con người và thiên nhiên Tây Bắc. Bởi vì các giống lê Tây Bắc thường có hoa trắng tinh khôi nên được người dòng gọi với cái tên cây lê trắng. Loài hoa này tượng trưng cho mối tình đầu trong sáng, ngây ngô, được xem là kỷ vật tỏ tình, dành tặng cho nửa kia. 

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, kỹ thuật và cách trồng của cây lê. Loài cây ăn quả này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn cần tư vấn về cây giống có thể liên hệ với Hoa cây cảnh để được tư vấn sớm nhất có thể. 

Xem thêm: Cây lim xẹt (Muồng Kim Phượng) – Cây đô thị bóng mát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *