Cây phát lộc thường được nhiều người yêu thích dùng trang trí trong nhà để thu hút may mắn, bình an và tài lộc. Tuy nhiên, tình trạng cây phát lộc bị thối thân là vấn đề thường xuyên gặp phải khiến nhiều người đau đầu. Vậy chăm sóc cây phát lộc như thế nào cho đúng cách để cây phát triển khoẻ mạnh và duy trì năng lượng phong thuỷ tốt? Hoa Cây Cảnh sẽ bật mí cho bạn trong bài viết sau.

Đặc điểm của cây phát lộc

Cây phát lộc với dáng vẻ thẳng đứng, thân rỗng có nhiều đốt, màu xanh trắng. Trên thân cây có các nút, khi trưởng thành, các nhánh sẽ mọc ra từ những nút này, tạo thành tán lá xum xuê và bộ lá xanh bóng, dài và nhọn. Mặt lá nhẵn bóng và có các đường gân màu vàng hoặc xanh xẫm trông rất bắt mắt.

Cây phát lộc rất dễ trồng và có thể thích nghi tốt trong nhiều điều kiện sống khác nhau, cả trong đất và mỗi trường thuỷ sinh. Trong phong thuỷ, cây còn được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng vì vậy nên rất được ưa chuộng trang trí trong nhà.

Cây phát lộc mang lại sự may mắn và thịnh vượng
Cây phát lộc mang lại sự may mắn và thịnh vượng

Tại sao cây phát lộc bị thối thân?

Cây phát lộc bị thối thân là trường hợp xảy ra rất phổ biến nếu không có cách chăm sóc đúng đắn. Khi đó, sẽ sinh ra nhiều nấm bệnh, vi khuẩn tấn công thân cây. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Do tưới nước quá nhiều

Nếu bạn tưới nước nhiều hay nhiều lần trong ngày, rễ có thể bị úng và thối. Điều này dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hại tấn công thân cây. Bên cạnh đó, nếu chậu cây không tạo điều kiện thoát nước hiệu quả cũng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng. Vì vậy, bạn cần chú ý những điều này khi chăm sóc cây phát lộc để không bị thối thân.

Do nước trồng có Clo

Cây phát lộc rất kỵ Clo. Nhiều người khi chăm sóc cây phát lộc thường không chú ý đến vấn đề này, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cây. Clo là một chất khử trùng được thêm vào nước máy nhằm tiêu diệt các vi khuẩn, tuy nhiên lại có tác dụng xấu đối với cây phát lộc. Chất này có thể gây ra tổn thương cho rễ và thân cây, khiến chúng bị thối rữa.

Ngoài ra, clo còn làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng các nguyên tố thiết yếu như nitrogen, phosphorus, kali… Điều này khiến cây suy yếu, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh.

Cây phát lộc bị thối thân do nước tưới có Clo
Cây phát lộc bị thối thân do nước tưới có Clo

Do nhiệt độ quá thấp

Cây phát lộc là một loài nhiệt đới, vì vậy chúng không chịu nổi với những điều kiện lạnh giá, đặc biệt là trong mùa đông. Khi nhiệt độ quá thấp, cây sẽ bị stress và sức đề kháng của nó sẽ giảm đi đáng kể. Điều này làm cho cây trở nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, như vi khuẩn và nấm, và dẫn đến tình trạng thối rữa ở thân cây.

Do sâu bệnh gây hại

Ngoài các nguyên nhân trên, cây phát lộc bị thối thân còn có thể do sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh phổ biến gây hại cho cây phát lộc bao gồm bệnh thán thư và bệnh phồng lá. Chúng có thể phát triển ngay trong giá thể mà bạn sử dụng. Những loại bệnh này có thể xâm nhập sâu vào bên trong thân cây, gây ra tình trạng thối rữa.

Dấu hiệu và cách xử lý cây phát lộc bị thối thân

Để biết thân cây phát lộc đang có vi khuẩn và nấm tấn công hay không, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau:

  • Thân cây xuất hiện các mảng lớn màu nâu bất thường.
  • Rễ bị thối rửa. Đất lúc này sẽ có mùi hôi và bạn cần đào lên để kiểm tra tình trạng rễ.
  • Lá cây bị xoăn, vàng, rụng do thân cây bị thối và không thể vận chuyển chất dinh dưỡng lên.
  • Nếu cây phát lộc bị thối thân nặng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các mảng đen, chạm vào sẽ thấy hơi nhũn và có mùi hôi khó chịu.

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn có thể xử lý bằng các cách sau:

  • Tách cây bị thối ra khỏi chậu để không lây lan cho các cây khác. Nếu tình trạng còn nhẹ, bạn chỉ cần cắt bỏ phần thân cây bị thối, chừa lại những vùng còn tươi tốt.
  • Đảm bảo cắt triệt để các vùng bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
  • Dùng dung dịch thuốc trừ nấm, vi khuẩn để khử trùng vết cắt.
  • Cải thiện điều kiện trồng như độ ẩm, khả năng thoát nước, bón phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng cho cây.
  • Cho cây phơi nắng từ 2-3 giờ vào buổi sáng để tiêu diệt nấm bệnh.
  • Có thể thay đất trồng nếu cần thiết.
Cắt bỏ phần thân bị thối để không lây lan nấm
Cắt bỏ phần thân bị thối để không lây lan nấm

Hướng dẫn chăm sóc cây phát lộc để không bị thối thân

Để cây phát lộc không bị thối thân và phát triển tốt, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng và hợp lý. Không quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chú ý các điều sau:

Về ánh sáng

Cây phát lộc là loài ưa ánh sáng bán phần. Để đảm bảo cây phát triển tốt, nên đặt cây tại vị trí gần cửa sổ hướng tây hoặc phía nam, nơi có ánh sáng khuếch tán. Với điều kiện ánh sáng như vậy sẽ giúp cây phát triển đều và khỏe mạnh.

Về nhiệt độ

Cây phát lộc thích hợp với vùng có nhiệt độ từ 15-30°C. Đây là khoảng nhiệt độ phù hợp để cây có thể sinh trưởng tốt và chống chịu các điều kiện bất lợi một cách hiệu quả. Nếu mùa đông ở nơi bạn quá lạnh, hãy cho cây vào nhà để không làm giảm sức đề kháng và tranh thủ cho cây phơi nắng nếu có.

Đảm bảo cây có nhiệt độ thích hợp để phát triển
Đảm bảo cây có nhiệt độ thích hợp để phát triển

Về độ ẩm

Để rễ cây không bị ngập úng, bạn chỉ cần tưới vào mỗi buổi sáng và từ 2-3 lần/ tuần và sử dụng chậu cây có lỗ thoát nước. Nếu trời mưa nhiều và độ ẩm cao, hãy giảm lượng nước và số lần tưới.

Lưu ý, để tránh làm cây phát lộc bị thối thân, bạn cần sử dụng nước khoáng hoặc nước máy để ngoài không khí từ 2-3h để bay hết Clo rồi mới tưới cho cây. Với nước trồng thuỷ sinh, bạn nên dùng nước đóng chai thay cho nước máy. Nếu phải dùng nước máy, hãy để ngoài không khí 24h cho sạch Clo.

Về sinh dưỡng

Để cây phát triển tốt, cần bón phân NPK đều đặn 1 lần/tháng và bổ sung vi lượng 1 lần/3 tháng. Ngoài ra, việc sử dụng thêm phân vi sinh, phân trùn quế hoặc vitamin B1 cũng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Sau 5-6 tháng, nên đảo đất hoặc thay đất mới cho chậu trồng. Và nếu trồng thuỷ sinh, hãy thay nước và vệ sinh chậu mỗi tuần để cây có môi trường phát triển tốt.

Bón phân đều đặn mỗi tháng cho cây 
Bón phân đều đặn mỗi tháng cho cây

Về cắt tỉa

Để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của cây phát lộc, việc vệ sinh cây thường xuyên là rất cần thiết. Cần cắt bỏ các cành lá héo úa, đồng thời phun xịt nhẹ lên lá để làm sạch bụi bẩn và bảo vệ bề mặt lá.

Về sâu bệnh hại

Thường xuyên kiểm tra cây là cách tốt nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh. Nếu phát hiện sâu hại, cần loại bỏ ngay lập tức để ngăn chặn lây lan. Đối với các vấn đề như cây phát lộc bị thối thân, thối rễ, úng nước, bạn cần thay nước và đất ngay lập tức. Sau đó, loại bỏ sạch những phần rễ đã bị thối đi và rửa sạch rễ khi thay nước, nhằm ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh tật.

Xem thêm:

Kết luận

Vừa rồi là thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề cây phát lộc bị thối thân. Hãy tham khảo kỹ để đảm bảo cung cấp cho cây điều kiện sống hợp lí để cây được phát triển khoẻ mạnh. Khi cây phát triển tốt bạn sẽ có một chậu cây xanh tươi và thu hút nhiều điều may mắn, tài lộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *