Cây dây nhện được nhiều gia đình lựa chọn trồng trong khu vườn xinh đẹp của mình. Ngoài ra, giống cây này còn được đặt trên bàn học với tác dụng cầu tài lộc cho gia chủ. Loại cây này tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Cùng Hoa cây cảnh tìm hiểu những thông tin thú vị về giống cây có tên độc lạ này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Cây dây nhện là gì? Đặc điểm của cây dây nhện
Cây dây nhện còn được biết đến với cái tên mỹ miều là Cỏ Lan Chi. Ngoài ra, giống cây độc lạ này còn được biết đến qua nhiều cái tên dân gian như: Cỏ nhện, cỏ điếu lan, lục thảo trố, cỏ mẫu tử,…Cỏ nhện còn được biết đến với tên khoa học là Chlorophytum comosum.
Loại cây này rất dễ trồng nên được nhiều gia đình lựa chọn điểm tô cho khu vườn xinh đẹp của mình. Đây là giống cây thân cỏ lâu năm có nguồn gốc từ Nam Phi, thuộc họ măng tây. Cây có phần rễ chum, tán lá dài, mỏng, phần thân được cấu tạo từ nhiều lớp lá bao trùm lên nhau. Đặc biệt, phần thân cây rất ngắn, nhưng phần lá lại dài, lá có hình dáng tương đối nhọn, hướng ra bên ngoài.
Khác với những giống cây khác, lá của cây cỏ nhện được pha trộn bởi 2 màu xanh lục và trắng. Bên trong lá có màu xanh lục, tô điểm là các viền trắng bên ngoài tạo nên sự tươi mát cho người xem. Cánh lá của cây cỏ nhện rũ xuống đất, thoạt nhìn rất mềm, mỏng nhưng lại tương đối cứng và nhọn.
Đa phần, cây dây nhện thường mọc thành từng cụm nhỏ, khi sinh trưởng trong thời gian dài sẽ tạo nên các cây con bên cạnh. Nếu giống cây này được trồng trong chậu thì các cây con sẽ mọc dài, treo lơ lửng xung quanh và lấy dưỡng chất từ chính cây mẹ. Sau một thời gian phát triển, cỏ nhện sẽ ra hoa vào mùa hè, hoa có màu trắng đục, mọc riêng lẻ ở đầu cành lá.
Cây dây nhện có mấy loại?
Dựa theo hình dạng lá, màu sắc, cây cỏ nhện được chia thành hai loại cơ bản: Cỏ nhện lá dài và ngắn, cỏ nhện sọc và xanh. Dưới đây là cách phân biệt hai loại cỏ lan chi trên:
- Cỏ nhện lá dài và ngắn: Cỏ lan chi ngắn có bản lá khá lớn, chiều dài chỉ 20cm. Cỏ lan chi ngắn không quá um tùm nên thường được trồng trong các chậu nhỏ, đặt ở khu vực làm việc, học tập. Ngược lại với cây dây nhện lá ngắn, cỏ nhện dài có chiều dài lá lên đến 40cm, lá hơi rũ ra ngoài. Đa phần, loại cỏ lan chi lá dài sẽ được trồng trong các chậu nhỏ, treo ngoài hiên hoặc ban công.
- Cây cỏ nhện sọc và xanh: Cỏ lan chi sọc có những đường viền trắng ở ngoài mép lá hoặc bên trong, chính giữa lá. Bên cạnh đó, cỏ lan chi vẫn tồn tại một loại có lá màu xanh lục, không được điểm tô viền trắng. Vì thế, dựa vào màu sắc lá, có thể chia giống cây này thành hai loại: Cỏ lan chi sọc và xanh.
Tác dụng của cây dây nhện
Khác với những giống cây khác, cỏ nhện không có hoa sặc sỡ hay mùi thơm ngào ngạt, nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn để trồng tại nhà. Bởi vì loại cây này mang ý nghĩa phong thủy và mang nhiều công dụng đối với sức khỏe gia đình, tiêu biểu như:
- Hút bụi, thanh lọc không khí: Theo trung tâm NASA, cỏ lan chi là một trong những cây có tác dụng tạo ra oxy, giúp thanh lọc không khí. Bên cạnh khả năng tạo ra oxy, loại cây này còn có tác dụng hút các khí có hại cho sức khỏe của con người như: CO2, formaldehyde, phenylethylene, benzen,…Qua đó, giúp không khí trong nhà, không gian làm việc, văn phòng của bạn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ hơn.
- Điều trị được nhiều loại bệnh: Phần rễ cây cỏ nhện có tác dụng điều trị nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: Kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…
- Bảo vệ sức khỏe con người khỏi bức xạ điện từ: Cây cỏ nhện có tác dụng hấp thu các bức xạ điện từ phát ra từ máy tính, điện thoại, wifi, laptop, máy tính bảng,…Vì thế, loại cây này thường được đặt trong văn phòng, góc làm việc hoặc bàn học.
- Giúp không gian nhà ở trở nên tươi mát hơn: Ngoài các công dụng liên quan đến sức khỏe, với màu xanh tươi mát, cỏ lan chi còn là lựa chọn lý tưởng cho việc trang trí không gian nhà ở.
- Hỗ trợ gia tăng trí nhớ, hiệu suất làm việc: Theo nghiên cứu của NASA, màu xanh của cỏ nhện còn giúp gia tăng thêm 20% trí nhớ và 10% hiệu suất công việc.
Ý nghĩa của cây dây nhện trong phong thủy
Cây dây nhện có hình dáng nhiều cành lá xum xuê xếp chồng lên nhau mang ý nghĩa thu hút tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt, cỏ lan chi phát triển tốt quanh năm mà không tốn quá nhiều công sức chăm sóc là biểu tượng cho tài lộc tràn đầy. Cây luôn xanh tốt quanh năm biểu thị cho công việc làm ăn của gia chủ luôn gặp thuận lợi, được quý nhân giúp đỡ.
Ngoài ra, phần lá cỏ lan chi lớn nhanh, vươn xa về phía ngoài còn biểu thị rõ sự tinh thông, nhanh nhẹn, nắm bắt được thời cơ để thành công. Trong phong thủy, giống cây này có tác dụng cân bằng trường khí, thu hút điều tích cực.
Toàn bộ phần cỏ nhện có màu xanh và trắng, lá hệt như chiếc kim nên giống cây này rất phù hợp với mệnh kim và mệnh mộc. Bên cạnh đó, theo ngũ hành tương sinh, kim sinh thủy, nên những người mệnh thủy cũng rất hợp với loại cây này. Với nhiều ý nghĩa tài lộc, cỏ lan chi thường được đặt ở những nơi dễ thu hút tài lộc cho gia chủ như: Ở cửa quán cà phê, địa điểm kinh doanh, trong phòng làm việc, bàn học, phòng ngủ,…
Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện
Với nhiều ý nghĩa hữu ích trong phong thủy, cỏ lan chi thường được lựa chọn trồng ở trước sân, tại bàn làm việc, văn phòng,…Loại cây này tương đối dễ thích nghi, nhưng để cây phát triển mạnh mẽ bạn cần nắm được những nguyên tắc trồng dưới đây:
- Lựa chọn giống cây khỏe mạnh, đặc biệt là những cây có phần lá cong, đẹp, rũ đều ra phía ngoài. Bạn cần hạn chế chọn những cây có phần lá bị sâu hoặc đứt đoạn.
- Cỏ lan chi thuộc giống cây nội thất ưa bóng và rất kỵ sáng, thích hợp trồng trong nhà. Vì thế, bạn cần tránh đặt cây ở nơi có ánh sáng quá mạnh, nếu trồng trong nhà nên đem cây ra ánh nắng sớm hoặc chiều muộn 1-2 lần/ tuần.
- Nên trộn tro, rơm với một ít xơ dừa để tăng khả năng giữ nước cho cây. Ngoài ra, gia chủ cũng nên rải một ít sỏi nhỏ trên bề mặt đất để tăng khả năng hấp thụ nước của cây.
- Trong suốt quá trình trồng, cách 10 – 15 ngày nên bón phân loãng cho cây một lần để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng lá úa vàng. Gia chủ có thể sử dụng các loại phân như: Phân đạm, phân lân hoặc kali.
- Không nên tưới quá nhiều nước, chỉ sử dụng bình xịt phun nước lên bề mặt lá và giữ cho gốc hơi ẩm. Đặc biệt, cây dây nhện chịu úng khá kém nên chỉ tưới nước 1-2 lần/ tuần.
Các câu hỏi thường gặp
Cây dây nhện thủy sinh khác gì cây dây nhện trồng đất?
Cây dây nhện thủy sinh có phần tương đồng với cỏ nhện đất trồng, chỉ khác biệt cách trồng trọt. Với đặc tính ưa nước, gia chủ có thể trồng cây này theo kiểu thủy sinh, không cần sử dụng đất trồng.
Đa phần, cỏ nhện thủy sinh sẽ được đặt ở bàn học, phòng làm việc, ở các quán cà phê với tác dụng trang trí. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể trồng cỏ lan chi thủy sinh trong hồ cá.
Cây dây nhện ra hoa có ý nghĩa gì?
Hoa của cây cỏ lan chi thường mọc vào mùa hè, hoa có màu trắng đục, mọc ở phần đầu cành. Theo phong thủy, cỏ nhện ra hoa ngụ ý tài lộc sinh sôi, công việc kinh doanh thuận lợi, đường công danh hanh thông. Vì thế, những cửa hàng cà phê, các hàng quán kinh doanh rất chuộng hoa của giống cây này.
Cây dây nhện với hình dáng rất riêng tạo một sức hút kỳ lạ, giúp thu hút tài lộc cho gia chủ. Vì thế, giống cây này thường được đặt ở góc làm việc, bàn học, văn phòng hoặc các cửa hàng nhằm giúp công việc kinh doanh thuận lợi. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ về giống cây độc đáo này.
Xem thêm: Cây vàng anh lá mít: Giá tốt, cách trồng và chăm sóc chi tiết