Cây thị xuất hiện từ những câu chuyện cổ tích lâu đời, gắn liền với người dân Việt Nam nên chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với loại cây này. Ngày nay, cây thường được lựa chọn để làm cây bóng mát và tạo không gian sống xanh cho gia đình, khu chung cư, đô thị. Nếu bạn quan tâm đến loại cây này, cùng Hoacaycanh.net tìm hiểu về cây thị: ý nghĩa phong thủy cũng như đặc điểm, giá thành trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về cây thị Việt Nam
Cây thị có tên khoa học là Diospyros decandra thuộc họ Thị Ebenaceae. Nguồn gốc cây đến từ khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, phổ biến nhất ở Thái Lan và Việt Nam. Đây là dòng cây được sử dụng nhiều để trang trí sân vườn, làm bóng mát.
Cây thị có mấy loại? Hiện nay, có nhiều loại thị được dân chơi cây cảnh ưa chuộng đó là cây thị thơm (thị ta) và thị hồng đá. Bên cạnh đó còn có dòng cây bonsai, cây hồng đá được nhiều người chọn mua.
Đặc điểm của cây thị
Thị là loài thân gỗ, sống lâu năm, đặc biệt không có khoảng thời gian thay lá nên cây quanh năm luôn phủ xanh.
- Quả cây thị:Thường có hai loại, thị muộn hình cầu, đít tròn còn loại thứ hai là thị sáp mỏng và nhỏ dẹt. Quả non lúc đầu có màu xanh khi chín chuyển màu vàng đậm. Quả có ruột đặc, mùi thơm đặc trưng, mọng nước, có từ 6 hoặc 8 múi và mỗi múi lại được chia thành hạt nhỏ hơn.
- Lá: Mọc so le, hình bầu dục, đầu lá nhọn, xanh đậm và có phủ một lớp lông trên bề mặt.
- Hoa: Hoa màu trắng ngà, đa tính và có dạng chùm.
- Chiều cao: Thị rừng thường mọc ở nơi có độ ẩm cao trong rừng núi, có tán rộng và chiều cao từ 3 – 6m. Người chơi cây kiểng đặc biệt yêu thích dòng thị bonsai với kích thước nhỏ hơn khoảng 60cm-1m, phù hợp với không gian ngôi nhà.
Ý nghĩa phong thủy của cây thị đối với người Việt Nam
Từ xa xưa, trong câu chuyện Tấm Cám đã liên hệ đến hình ảnh cây thị, điều này chứng tỏ sự hiện hữu của loài cây này trong đời sống từ rất lâu. Quả thị có mùi hương rất thơm, nhiều người thường treo loại quả này để tạo mùi thơm hay trồng trước nhà.
Điều này mang ý nghĩa rằng con cháu, gia đình sẽ luôn mang tiếng thơm về sau. Ngoài ra, thị khi trồng trước cửa còn giúp nhà xanh bóng mát, khi quả sai vàng cũng báo hiệu cho gia chủ một năm may mắn, tài lộc và thăng tiến.
Giá trị của cây thị
Thị mang những ý nghĩa và giá trị to lớn đối với đời sống con người, cả về mặt vật chất và tinh thần:
Giá trị vật chất
Quả thị nức tiếng thơm, thường được trưng cho thơm nhà, thơm cửa, hơn nữa hương vị của quả cũng ngon ngọt, đậm vị. Bên cạnh đó, các bộ phận khác của cây cũng có những giá trị riêng như:
- Lá thị: Dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón,chướng bụng, hoặc giúp mụn nhọt sớm vỡ…
- Hạt thị: Hạt thị ngâm trong trà giúp dưỡng da, chống lão hóa, để da luôn căng mịn, tươi trẻ.
- Rễ thị: Dùng để điều trị các bệnh như ngộ độc, mẩn ngứa, nôn mửa, sốt nóng,…
- Gỗ cây thị: Do độ cứng không cao nên có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Gỗ có màu vân đẹp, sắc nét tạo nên độ thẩm mỹ cao, tuy nhiên độ bền kém.
- Quả thị: Có mùi thơm, chứa tinh dầu tương tự như ester valerianic, đây là mùi hương tốt cho những người hay căng thẳng đầu óc, mang đến sự thoải mái, thư giãn.
Giá trị tinh thần
Cây gắn liền với đời sống người dân Việt Nam, dùng để trang trí nhà ở, tạo nên không gian sống xanh thư giãn. Lựa chọn cây đúng phong thủy còn là cách để thu hút, tăng thêm vận may và tài lộc.
Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thị hợp phong thủy
Bạn đang muốn chọn mua cây thị để trồng, chăm sóc đúng cách, hợp phong thủy? Vậy đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau đây:
Lưu ý khi trồng
Theo quan niệm dân gian, thị có ý nghĩa tâm linh, nên xuất hiện nhiều ở chùa chiền, miếu đình. Bởi cây thị có tán to, rộng, thường ngăn cản các luồng khí dương bên ngoài đi vào, luồng khí âm trong nhà lại khó thoát ra. Do đó, có thể gây mất cân bằng âm dương, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, công danh tài lộc gia chủ.
Đối với những ngôi nhà có diện tích sân vườn rộng rãi, có thể trồng loại cây này trong vườn. Nhưng cũng cần lưu ý không được để lá cành thị che chắn các cửa trong nhà, để nguồn năng lượng tốt nhất vào nhà. Một giải pháp hoàn hảo cho gia chủ đó là lựa chọn dòng thị bonsai. Nên chọn dòng có kích thước nhỏ, vừa đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ lại đảm bảo về mặt phong thủy.
Lưu ý khi chăm sóc
Để chăm sóc cây phát triển tốt nhất, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Đất trồng: Thường xuyên xới đất tơi xốp, đảm bảo thoáng khí và đủ độ ẩm.
- Ánh sáng: Trồng cây có ánh sáng tốt chiếu vào để cây phát triển tốt, cho quả to.
- Tưới nước: Trong thời kỳ sinh trưởng, nên tưới cây mỗi ngày một lần vào chiều tối hoặc sáng sớm, khi cây đủ lớn có thể chỉ cần tưới 2-3 lần/tuần.
- Phòng bệnh: Đây là giống khỏe, ít bị bệnh, nhưng vẫn có trường hợp bị thối rễ, thán thư, sâu cành… Nên phát hiện sớm để xử lý.
- Tuyệt đối không được để cây chết trước cửa nhà, đó là điềm báo không may mắn, do đó gia chủ cần chăm sóc cẩn thận.
Cây thị bonsai giá bao nhiêu ?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều địa chỉ cung cấp cây thị, hiện nay mức giá cây giống khoảng 20.000đ – 35.000đ. Nếu như bạn muốn mua dòng thị bonsai được chăm sóc và tạo thế có giá trị thẩm mỹ cao, mức giá có thể từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng tùy loại. Bên cạnh đó, mức giá này cũng chịu ảnh hưởng và yếu tố thế cây, kích thước,nhu cầu và thời điểm của thị trường.
Tuy có nhiều địa chỉ bán nhưng để đảm bảo mức giá tốt nhất, sự đa dạng về dòng cây, hãy đến ngay với Hoacaycanh.net. Đơn vị chuyên cung cấp những dòng cây cảnh chất lượng, đa dạng với chi phí tốt nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ tư vấn kiến thức trồng, chăm sóc hay vị trí cây thị trồng ở đâu đảm bảo phong thủy.
Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về đặc điểm, ý nghĩa của cây thị trong đời sống người dân Việt. Bên cạnh đó, bạn cũng biết cách lựa chọn, trồng và chăm sóc cây hợp phong thủy nhất. Đến ngay với Hoacaycanh.net để tham khảo những mẫu cây bonsai đẹp, chất lượng nhé.
Xem thêm: Ý nghĩa của hoa linh lan, phân loại theo màu, giá cả và cách trồng