Cây lựu là một loại cây được trồng phổ biến ở nước ta trong việc làm cảnh và lấy quả để ăn. Với hình dáng bắt mắt tròn đầy hạt bên trong, nên người ta thường quan niệm quả lựu sẽ mang lại nhiều may mắn và gia đình sẽ có con cháu đông đúc. Vậy cây lựu ta có thật sự đem lại may mắn không? Trồng cây lựu trước nhà có tốt không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Đặc điểm hình thái của cây lựu cảnh
Cây lựu cảnh được biết đến là loại cây sống lâu năm và chúng có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cây lựu đều có những hình thái đặc điểm sau đây.
Thân cây lựu:
Là dòng cây thuốc thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 6 – 9m, vì vậy nếu bạn trồng cây ở đất vườn thì sẽ thấp hơn trồng cây lựu trong chậu. Diện tích thân cây có hình tròn và khi còn non cây có màu xám đỏ, khi lớn lên sẽ chuyển sang màu xám.
Điều đặc biệt của lựu là khi phần ngọn và cành có đủ thời gian nhất định thì chúng sẽ biến đổi thành gai. Bên cạnh đó, nhánh và cành cây đều được phân từ gốc tới ngọn nên sẽ tạo thành bụi và cành vươn rất dài.
Lá cây lựu:
Lựu thuộc loại cây có lá đơn, khá bóng mượt và mọc đối xứng nhau. Lá cây có hình dáng dài và hơi uốn lượn ở phần ngọn. Lá cây lựu cảnh có màu xanh và mỗi lá chính thường có cành ở 2 bên.
Hoa cây lựu:
Hoa lưu thường có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, chúng thường mọc theo thành cụm hoặc đơn độc trên cành. Mỗi bông hoa có từ 4 – 6 cánh mọc khá đều nhau và hoa cây lựu thuộc họ hoa lưỡng tính và thường nở rộ vào mùa hè.
Quả hoa lưu:
Quả lựu có hình dáng tròn, khi chín quả có màu vàng hoặc đỏ tía và bên dưới quả có núm quả xòe hình cánh giống như những chiến đèn lồng vậy. Khi tách quả ra, ta có thể thấy những vách ngăn chứa nhiều hạt có hình đa giác.
Hạt của quả lựu rất mọng nước, ngọt thanh và màu sắc hồng vô cùng đẹp. Cây lựu thường cho quả vào tháng 9 đến tháng 2 năm sau tùy thuộc vào khu vực mỗi nơi. Tuy nhiên, đối với các nước có khí hậu ôn hòa như nước ta thì lựu có thể kết trái quanh năm.
Các loại lựu cảnh ngày nay
Hiện này, công nghệ ngày càng phát triển nên cây lựu cảnh được nhân giống thành nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại đều có những đặc điểm và hình dáng khác nhau. Sau đây một số giống cây lựu được trồng phổ biến ở nước ta:
Cây lựu đỏ lùn
Cây lựu lùn là loại cây có nguồn gốc từ Ai Cập và được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nay, chúng thường được dùng làm cây cảnh trong sân vườn và trong phong thủy loại cây này mang ý nghĩa xua tan tà ma, vận xui và thu hút nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cây lựu lùn này, thuộc thân gỗ, cành ngắn không có gai và chiều cao trung bình của cây là từ 1 – 2 m. Lá của cây có hình thoi, màu xanh và đối xứng với nhau. Khi cây cho ra quả, quả chỉ to bằng lòng bàn tay, vỏ màu đỏ có trọng lượng là 300 – 350g.
Cây lựu hạnh
Cây lựu hạnh còn được gọi với cái tên khác là cây Thừa Lựu, Mẫu Nhã,…Chúng thường được trồng để trang trí cảnh quan cho sân vườn. Điều này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thu hút tài lộc.
Chiều cao trung bình của cây lựu cảnh hạnh là từ 5 – 8m, cây có thân xám tiết diện tròn và ít gai. Ngọn lá của cây khá nhọn, gốc là hình chốt buồm và hai mặt lá nhẫn màu xanh. Cuống lá cây thì ngắn có màu đỏ, hình lòng máng và có cánh ở hai bên. Khi cây cho ra hoa, sẽ mọc thành từng cụm từ 3 – 4 cái ở đầu ngọn cành. Hoa sẽ có thường từ 5 – 6 cánh đều nhau và có màu đỏ tươi hoặc đỏ tía.
Ý nghĩa phong thủy của cây lựu
Cây lựu là loại cây thuộc thân gỗ nên trong phong thủy nó sẽ tượng trưng có sự kiên cường và vững chãi. Những quả lựu khi chín sẽ căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn, điều này giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, khi đặt cây lựu đỏ trước dịp lễ Tết sẽ mang lại nhiều vận may, trong công việc hoặc cuộc sống luôn suôn sẻ cả năm. Hơn nữa, nó còn tô thêm phần sức sống cho căn nhà của bạn vào những ngày đầu năm mới.
Cây lựu hợp mệnh gì ?
Cây lựu hợp mệnh gì? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Trong phong thủy, cây lựu phù hợp nhất với mệnh Thạch Lựu Mộc, nghĩa là những người sinh vào năm Canh Thân và Tân Dậu. Trong đó:
- Canh thân: Là những người sinh vào năm 1860, 1920, 1980. Mệnh nam sẽ thuộc Không Thổ, còn mệnh nữ sẽ thuộc Tốn Mộc.
- Tân Dậu: Những người sinh vào năm 1861, 1921, 1981. Mệnh nam thuộc Khảm Thủy, còn mệnh nữ thuộc Khôn Thổ.
Ngoài ra, cây cũng hợp với mệnh Tuyền Trung Thủy, bởi vì khi được bổ sung bởi nguồn nước tươi mát, cây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và tươi tốt hơn.
Nên trồng cây lựu ở đâu thì hợp phong thủy nhất ?
Theo quan niệm của ông bà thời xưa, trong quy luật phong thủy thì cửa nhà hoặc cổng nhà chính là nơi đón vận khí tốt, xấu đầu tiên cho ngôi nhà. Vì vậy, đặt cây lựu cảnh ở trước cổng nhà chính là nơi thích hợp nhất vì nó sẽ giúp xua đuổi vận khí xấu, đón tài lộc, thu hút may mắn cho cả gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây lựu cảnh ở trong nhà cũng rất tốt cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây lựu cảnh ra hoa và quả
Sau khi các bạn đã tìm hiểu kỹ về cây lựu và cũng như vị trí đặt cây lựu, thì việc tiếp theo chính là trồng chúng như thế nào để cây phát triển tốt và có nhiều quả trĩu nặng nhé. Có 5 kỹ thuật bạn cần lưu tâm khi trồng lựu. Cụ thể như sau:
Thời vụ trồng
Cây lựu thuộc là loại cây nhiệt đới nên có khả năng sinh trưởng trong mọi mùa. Tuy nhiên, để có một cây lựu trĩu quả thì thời điểm tốt nhất bạn nên trồng cây khi trời bắt đầu vào mùa mưa hoặc cuối mùa thu.
Tiêu chuẩn đất
Khi trồng lựu bạn nên chọn những loại đất thịt trộn cùng với phân hữu cơ hoặc đất phù sa để cây phát triển tốt hơn nhé. Lưu ý, nếu như bạn trồng cây trong chậu, thì phải trộn đất với một lượng tro trấu và cám. Điều này sẽ giúp tạo nên một cấu trúc tối ưu nhất cho đất trồng.
Phương pháp trồng
Bạn có thể trồng lưu theo phương pháp gieo hạt hoặc ghép cành. Tuy nhiên, đối với phương pháp gieo hạt cây sẽ phát triển chậm, dễ chết hơn so với phương pháp ghép cành.
Chậu trồng cây
Đối với những bạn muốn trồng lựu ở trong chậu, thì nên chọn những chậu cây bằng xi măng hoặc chậu đất với độ sâu khoảng 60cm. Đừng quên đục lỗ thoát nước trong chậu nhé. Còn đối với trồng cây xuống đất thì bạn hãy lựa những nơi có vị trí ánh sáng tốt và thoáng gió.
Cách trồng
Khi mua cây lựu giống, bạn cần bỏ lớp nilon được bao bọc bên ngoài và đặt nhẹ nhàng xuống phần hố đã được đào sẵn hoặc chậu. Sau đó, lấp đất thật kín phần rễ cây và nên nhớ gốc cây hướng thẳng đứng. Tiếp đến bạn hãy tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.
Hy vọng những chia sẻ mà hoa cây cảnh cung cấp về những đặc trưng của cây lựu cảnh và phong thủy cây lựu cảnh mang lại sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cây lưu cảnh thì hãy liên hệ ngay https://hoacaycanh.net/ để được tư vấn nhé. Chúc các bạn luôn may mắn!
Xem thêm: Cây chay: Vị thuốc dân gian hữu ích