Hoa Mộc Lan có hương thơm nồng nàn, cùng vẻ đẹp tinh tế, quyến rũ làm say đắm lòng người. Vẻ đẹp của hoa được coi là hình ảnh tượng trưng cho sự thuần khiết và quyền quý, cùng nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy khác. Nếu bạn đang muốn tìm một giống cây hoa làm đẹp cho khu vườn nhà mình thì Mộc Lan là lựa chọn hoàn hảo nhất. Hãy theo dõi bài viết này để nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa đẹp lôi cuốn này nhé!
Giới thiệu tổng quát về cây hoa Mộc Lan
Mộc Lan là loài hoa có vẻ đẹp lộng lẫy, quý phái được nhiều người yêu thích nhưng khi được hỏi nguồn gốc, đặc điểm của loài hoa này thì ít người biết đến. Hoacaycanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn những thông tin này, cùng theo dõi nhé!
Tên gọi khác, nguồn gốc
- Tên gọi khác: Cây mộc niên, cây mộc hương, cây bạch ngọc lan, cây giáng hương.
- Tên khoa học: Magnolia.
- Họ: Magnoliaceae.
- Nguồn gốc: Giống cây này được phát hiện đầu tiên tại Pháp do nhà thực vật học tên là Pierre Magnol (1638-1715). Nhưng hiện được trồng chủ yếu ở các nước Đông Á, Đông Nam Á bởi vẻ đẹp và sự quyến rũ của hoa mang nét đặc trưng của nền văn hóa thẩm mỹ nơi đây. Tuy nhiên, vẻ đẹp của hoa cũng là xao xuyến nhiều người dân phương Tây và trở thành biểu tượng của hai tiểu bang của Mỹ là Mississippi và louisiana.
Đặc điểm hình thái
Ở Việt Nam, cây Mộc Hương vẫn còn ít người được tận mắt nhìn thấy. Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của loài hoa này, mời bạn tham khảo để chọn được giống cây Mộc lan đúng chuẩn.
- Thân cây: Mộc Hương thuộc loại cây thân gỗ cỡ nhỏ, kích thước chỉ to bằng ngón tay đến cổ tay. Những cây lâu năm thì kích thước thân to như cái phích, với đường kính trên 20cm
- như cổ tay. Thân và cành mọc từ thân khá mềm, nếu có lực tác động rất dễ gãy.
- Lá cây: Cây mộc hương có lá mỏng, dạng bản to bằng bàn tay người lớn. Lá Mộc Lan mọc thành từng cặp đối xứng nhau.
- Rễ cây: Mộc Hương thuộc loại cây rễ chùm, kích thước rễ không to. Vì khả năng đâm sâu kém khoảng 10- 40cm, nên cây thường hấp thụ chất dinh dưỡng, nước ở lớp bề mặt.
- Hoa: Cây mộc Hương có nhiều loại, mỗi loại một màu hoa khác nhau. Màu hoa được nhiều người biết đến là màu tím nhạt, màu trắng, màu hồng, màu vàng.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây Mộc Hương sinh trưởng phát triển tốt trong bóng râm, điều kiện thời tiết mát mẻ. Cây có khả năng chịu nắng kém nhưng vẫn cần có lượng ánh nắng nhất định để quang hợp. Khi trồng cây cần có mái che di động để điều tiết lượng nắng cần thiết cho cây.
Mùa hoa Mộc Hương nở rộ nhất là vào mùa Đông khi lá đã rụng, các mầm hoa sẽ đâm chồi, mọc ra khoe sắc.
Ý nghĩa của hoa Mộc Lan trong phong thủy
Cây Mộc Hương thường được trồng làm cảnh trước cửa nhà, khu vườn khách sạn, resort,…Bởi những ý nghĩa độc đáo mà giống cây này mang lại đáp ứng được mọi mong ước của gia chủ. Cụ thể:
Hoa Mộc Lan trắng
Hoa Mộc Hương trắng có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu mà không kém phần quyến rũ. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, thanh khiết tựa nữ thần mặt trăng. Khi nhắc đến Mộc Hương hoa trắng người ta sẽ nghĩ ngay đến người phụ nữ xinh đẹp có phẩm chất đáng quý.
Hoa Mộc Lan tím
Màu tím là màu sắc của sự thủy chung và son sắc, hoa Mộc Hương tím chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ chung thủy, một lòng một dạ với đối phương trong tình yêu. Ngoài ta, loài hoa này còn là biểu tượng cho sức mạnh quyền lực, khát vọng hạnh phúc, vui vẻ với gia đình của chủ sở hữu.
Hoa Mộc Lan hồng
Hoa Mộc Hương hồng có vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của phái yếu. Vì thế, Mộc lan hoa hồng là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu lãng mạn mà bạn muốn gửi cho nửa kia.
Hoa Mộc Lan vàng
Mộc Hương vàng hình ảnh tượng trưng cho nguồn năng lượng tích cực, rực rỡ của mặt trời. Bên cạnh đó là khát vọng gặp may mắn, mọi khởi đầu đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi cho toàn thể gia chủ
Công dụng của cây hoa Mộc Lan
Vỏ, thân cây, lá, rễ, quả, phấn hoa, hoa Mộc Hương đều có công dụng rất tuyệt vời trong lĩnh vực y học, lĩnh vực thực phẩm, thẩm mỹ. Cụ thể là:
Điều chế thảo mộc
- Vỏ cây sắc lấy nước uống vừa có tác dụng làm đẹp vừa giúp sáng mắt, bên cạnh đó còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhiều công thức chế biến món ăn nổi tiếng sử dụng bột mộc lan làm gia vị cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
- Phấn hoa được trộn với các thảo dược khác điều chế thành thảo mộc có lợi với sức khỏe con người.
- Hoa Mộc Lan có tác dụng chữa ho đờm, tiểu tiện khó, đau răng, viêm xoang, viêm mũi,…
- Nụ hoa đem sắc với nước uống hằng ngày có tác dụng như thuốc bổ.
- Rễ cây cps tính bình, vị ngọt hơi chát dùng làm thuốc chữa đau lưng, tê thấp rất tốt.
- Quả Mộc lan dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, đau gân hiệu quả cao.
Mang lại phong thủy tốt cho khu vực trồng
Theo các chuyên gia phong thủy, cây Mộc Lan được trồng trước nhà có khả năng mang lại nhiều vượng khí tốt. Công việc thuận lợi, sự nghiệp thăng quan tiến chức tiến triển nhanh chóng.
Thanh lọc không khí
Cây Mộc Lan là cây thân gỗ có tán rộng, lá to có khả năng thanh lọc không khí mang đến không gian sống trong lành cho khu vực trồng. Vì thế, đây là giống cây được ưu tiên lựa chọn trồng nhiều ở khu vực sân vườn nhà phố, khách sạn để giảm tiếng ồn và hạn chế bụi bẩn.
Làm đẹp không gian
Khi trồng Mộc lan ở hiên nhà, cổng nhà hay sân vườn vừa có tác dụng làm bóng mát vừa có giá trị làm đẹp không gian vô cùng hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc hoa Mộc Lan chuẩn nhất
Bạn yêu thích hoa Mộc Lan, muốn tự tay trồng và chăm sóc hãy tham khảo các kiến thức kỹ thuật dưới đây.
Cách trồng
Trước khi trồng bất kỳ một giống cây nào thì việc chọn và chuẩn bị đất trồng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trồng Mộc Lan cũng vậy, bạn phải chọn được loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Tiếp đến là chọn khu vực trồng thoáng gió, ít nắng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Dưới đây là 2 kỹ thuật trồng cây Mộc Lan có thể bạn đang cần.
- Cách 1: Trồng Mộc Lan trong hố đất: Hó có đường kính khoảng 20 – 30cm, chiều sâu hố lớn hơn chiều dài của rễ cây để bộ rễ có thể đâm sâu và phát triển nhanh chóng hơn. Sau khi hố chuẩn bị xong thì đặt cây giống vào, chỉnh thăng bằng và lấp đất lại.
- Cách 2: Trồng Mộc lan trong chậu có lỗ thoát nước, đường kính vừa phải đủ để cây phát triển. Cho đất vào ½ chậu, sau đó cho cây hoa vào cố định và lấp đất bằng miệng chậu là được.
Cách chăm sóc
Cây Mộc Lan không cần đầu tư quá nhiều công chăm sóc, bạn chỉ cần cung cấp độ ẩm đầy đủ bằng cách tưới nước 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây đã bén rễ thì 2 -3 ngày tưới nước một lần, mỗi lần khoảng 2-3 lít. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới nước, vào mùa hoa nở thì tưới nước đều đặn mỗi ngày để hoa được tươi lâu hơn.
Mộc Hương cũng cần được bổ sung chất dinh dưỡng theo định kỳ 2 lần/ tháng. Vào mùa hoa thì tăng lượng phân lên một chút. Bên cạnh đó, nên quét vôi lên thân cây để phòng tránh sâu bệnh.
Lưu ý nhỏ khi trồng và chăm sóc cây Mộc Lan
- Mộc Lan ưa mát, ưa ánh sáng nhưng chịu nắng kém, chịu lạnh tốt. Khi trời nắng phải có mái che chắn để cây không bị khô lá, khô cành.
- Giống cây Mộc Lan chủ yếu được nhân bằng cách giâm cành hoặc chiết, vì thế thời điểm chiết cành thích hợp nhất là vào mùa nóng ẩm khi cây có nhiều nhựa. Phương pháp giâm cành nên thực hiện vào mùa khô để có tỷ lệ sống cao.
- Khi đến mùa hoa Mộc Lan rụng nên cắt tỉa bông héo để đợt sau ra hoa sai hơn.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Mộc Lan mà nhà vườn Hoacaycanh.net tổng hợpj và chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loài hoa kiêu sa, tráng lệ này. Nếu bạn muốn tự tay trồng và chăm sóc hoa Mộc Lan, hãy liên hệ ngay với Hoacaycanh.net để được tư vấn, báo giá cây giống chất lượng tốt nhất nhé!
Xem thêm: Cây xương rồng: Ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc và nhân giống