Cây ngọc ngân với vẻ đẹp sang trọng và sức sống mạnh mẽ là lựa chọn phổ biến trong trang trí nội thất. Tuy nhiên, cây cũng dễ bị các loại nấm tấn công làm suy giảm sức khỏe và làm mất đi vẻ đẹp vốn có. Trong bài viết này,  Cây Cảnh sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân và cách xử lý khi cây ngọc ngân bị nấm để cây luôn khỏe mạnh và tươi tốt.

Giới thiệu về cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân hay còn gọi là cây Valentine có tên khoa học là Dieffenbachia picta. Đây là một loại cây cảnh trong nhà rất được ưa chuộng nhờ vào vẻ đẹp tinh tế của lá xanh viền trắng nổi bật.

Cây ngọc ngân thuộc loài thân thảo, mọc thành bụi, với chiều cao từ 30 – 40cm, thân cây dày. Lá cây có hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng với cuống lá ôm lấy thân cây và có màu xanh đốm trắng sáng vô cùng bắt mắt.

Được yêu thích không chỉ bởi ngoại hình thu hút, cây ngọc ngân còn mang ý nghĩa phong thủy là biểu tượng của sự may mắn và bình an trong gia đình. Cây dễ chăm sóc, thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng yếu và có khả năng thanh lọc không khí, tạo ra không gian sống trong lành và thư giãn.

Cây ngọc ngân thường được trồng trong khuôn viên gia đình, đặt ở phòng khách, ban công, bàn làm việc. Hoặc sử dụng để trang trí tại các công ty, văn phòng, khách sạn và quán café. Việc trồng cây ngọc ngân không chỉ làm đẹp không gian mà còn góp phần cải thiện sức khỏe và tinh thần cho gia chủ.

Cây ngọc ngân mang biểu tượng của sự may mắn và bình an
Cây ngọc ngân mang biểu tượng của sự may mắn và bình an

Nguyên nhân cây ngọc ngân bị nấm

Để bảo vệ cây ngọc ngân luôn khỏe mạnh và tránh xa các loại nấm gây hại, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề là điều cần thiết. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cây ngọc ngân bị nấm tấn công giúp bạn phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Môi trường ẩm ướt

Khi đất trồng luôn trong tình trạng ẩm ướt do tưới nước quá nhiều hoặc hệ thống thoát nước không tốt. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển.

Khi này, nấm thường sinh sôi mạnh mẽ và có thể nhanh chóng lây lan, tấn công vào rễ, thân và lá của cây ngọc ngân gây ra các bệnh như thối rễ, đốm lá hoặc héo úa. Việc kiểm soát độ ẩm hợp lý và đảm bảo đất luôn khô ráo là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của nấm trên cây ngọc ngân

Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cây ngọc ngân bị nấm
Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cây ngọc ngân bị nấm

Kỹ thuật tưới nước không đúng cách

Kỹ thuật tưới nước không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến cây ngọc ngân bị nấm. Khi cây được tưới quá nhiều nước, đặc biệt là vào các thời điểm đất chưa khô hoàn toàn, nước sẽ tích tụ trong đất dẫn đến tình trạng úng nước.

Đất bị úng lâu ngày sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, thiếu oxy. Điều này không chỉ làm suy yếu rễ cây mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và các loại vi khuẩn phát triển. Ngược lại nếu bạn tưới quá ít hoặc tưới không đều, đất có thể bị khô cứng khiến rễ cây không hấp thụ đủ nước và dinh dưỡng làm cây yếu đi và dễ bị nấm tấn công.

Thiếu ánh sáng và không khí lưu thông

Thiếu ánh sáng và không khí lưu thông là hai yếu tố chính khiến cây ngọc ngân bị nấm bệnh. Khi thiếu ánh sáng cây ngọc ngân sẽ yếu ớt, lá úa vàng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Đồng thời không khí lưu thông kém sẽ tạo môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để nấm sinh sôi và phát triển.

Nấm bệnh thường xuất hiện dưới dạng đốm đen, trắng hoặc nâu trên lá, thân cây. Chúng gây hại và làm giảm sức sống của cây. Do đó để cây ngọc ngân phát triển khỏe mạnh, cần cung cấp đủ ánh sáng và đảm bảo không khí lưu thông tốt, giúp cây quang hợp hiệu quả và hạn chế nấm bệnh.

Thiếu ánh sáng và không khí lưu thông sẽ khiến cây ngọc ngân bị nấm
Thiếu ánh sáng và không khí lưu thông sẽ khiến cây ngọc ngân bị nấm

Cách xử lý khi cây ngọc ngân bị nấm

Dưới đây là các cách xử lý khi cây ngọc ngân bị nấm hiệu quả để cây có thể phục hồi và phát triển trở lại.

Cắt tỉa lá và cành bị nhiễm

Việc loại bỏ những phần bị bệnh giúp ngăn chặn nấm lây lan sang những phần còn khỏe mạnh của cây. Hãy cắt tỉa cẩn thận và đảm bảo cắt bỏ hoàn toàn phần bị bệnh, tránh để lại phần bị nhiễm nấm.

Sau khi cắt tỉa, nên vệ sinh dụng cụ cắt tỉa bằng cồn để tránh lây lan nấm sang những cây khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh lá, thân cây bằng khăn ẩm để loại bỏ nấm mốc và tạo điều kiện cho cây phục hồi.

Cắt tỉa toàn bộ các bộ phận bị nấm trên cây 
Cắt tỉa toàn bộ các bộ phận bị nấm trên cây

Sử dụng thuốc trị nấm

Sử dụng thuốc trị nấm là biện pháp hiệu quả để xử lý nấm bệnh trên cây ngọc ngân khi các phương pháp khác như cắt tỉa, vệ sinh không mang lại hiệu quả. Thuốc trị nấm giúp tiêu diệt nấm bệnh, ngăn chặn sự lây lan và giúp cây phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên cần lựa chọn loại thuốc trị nấm phù hợp, an toàn cho cây và môi trường. Nên ưu tiên sử dụng thuốc sinh học có nguồn gốc tự nhiên, không độc hại, an toàn cho người và vật nuôi. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Cải thiện ánh sáng

Cây ngọc ngân là loài cây ưa sáng, vì vậy, bạn hãy đặt cây gần cửa kính, cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc nơi có ánh sáng đèn trực tiếp từ 8-10 tiếng/ ngày.

Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây trong thời gian dài, đặc biệt vào buổi trưa nắng gắt vì có thể làm cháy lá. Khi cây có dấu hiệu thiếu sáng (lá úa vàng, có đốm trắng, lá ủng) cần chuyển cây đến nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Cải thiện độ ẩm

Tưới nước cho cây ngọc ngân tùy theo điều kiện môi trường, mùa vụ và vị trí đặt cây. Mùa hè cây đặt trong nhà nên tưới nước 2 lần/ tuần, cây đặt ngoài trời nên tưới nước 3 lần/ tuần. Mùa đông, mùa lạnh, cây đặt trong nhà nên tưới nước 1 lần/ tuần, cây đặt ngoài trời nên tưới nước 2 lần/ tuần. Lưu ý tránh để cây bị úng nước lâu ngày ví có thể làm rễ cây bị thối.

Cải thiện về dinh dưỡng

Để cây ngọc ngân phát triển khỏe mạnh, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết. Bạn nên bón phân NPK cho cây định kỳ 2 lần mỗi tháng, kết hợp với bổ sung thêm vi lượng 1 lần/2 tháng để đảm bảo cây nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

Ngoài phân hóa học, bạn có thể sử dụng thêm các loại phân bón hữu cơ như phân vi sinh, phân trùn quế hoặc bổ sung vitamin B1 để tăng cường sức khỏe cho cây. Sau khoảng 5-6 tháng trồng trong chậu nên đảo đất hoặc thay đất mới để cung cấp thêm dinh dưỡng, đặc biệt khi cây có dấu hiệu vàng lá bất thường. Làm như vậy sẽ giúp cây phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm:

Kết luận

Vừa rồi là thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề cây ngọc ngân bị nấm. Đây là một loài cây dễ trồng nhưng cũng cần sự quan tâm và chăm sóc đúng cách để giữ cho cây luôn khỏe mạnh và đẹp. Với những thông tin chi tiết về cách xử lý nấm bệnh ở trên, bạn có thể giúp cây phát triển tươi tốt và mang lại vẻ đẹp cho không gian sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *